Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Tìm hiểu chuẩn USB-C trên Macbook mới của Apple

(PCWorldVN) Apple đang thách thức người dùng máy tính xách tay làm quen với số lượng cổng ít ỏi hơn khi đưa ra thiết kế có phần táo bạo của Macbook 12 inch mới.
Với chỉ một cổng USB-C sử dụng chuẩn USB 3.1 và cổng tai nghe 3,5mm thông thường, Apple dường như đang tái diễn lại lịch sử với Macbook Air năm 2008 – vốn cũng gây nhiều sóng gió khi chỉ có một cổng USB 2.0 để kết nối thiết bị ngoại vi và một cổng micro-DVI cho màn hình.
Tuy nhiên, câu chuyện với USB-C thậm chí còn thú vị hơn rất nhiều khi nó có thể sử dụng để sạc máy đồng thời kết nối nhiều thiết bị khác như màn hình, ổ lắp ngoài, máy in và máy ảnh. Kế hoạch dài hạn của Apple cũng nhắm tới việc triển khai kiểu kết nối mới này lên các thiết bị khác trong tương lai.
Về mặt lý thuyết, USB 3.1 có thể truyền dữ liệu giữa máy tính và thiết bị ngoại vi ở tốc độ nhanh gấp đôi so với USB 3.0 hiện nay – tương đương 10 Gbps – nhưng cổng trên Macbook mới ban đầu sẽ chỉ sử dụng được ở ngưỡng 5 Gbps mà thôi. Ngoài ra, cổng USB type-C cũng cho phép cắm đầu giắc theo cả hai chiều thay vì như hiện tại và cho phép thu nhỏ kích thước máy hơn đáng kể so với trước kia.
Macbook mới chỉ mỏng 13,1mm và phần lớn “nội dung” bên trong vỏ là pin. Rõ ràng Apple đã có lộ trình rất tiềm năng để triển khai USB 3.1 – vốn cũng có khả năng tương tác với cả Display Port, VGAHDMI và Ethernet. Vậy, đằng sau chuẩn mới này, người dùng được “hứa hẹn” những gì?
 Sơ đồ các điểm tiếp xúc của giắc USB-C.Chuẩn USB 3.1 đảm bảo tương thích ngược
Việc tương thích ngược đồng nghĩa các thiết bị USB hiện có (bao gồm cả 3.0 và 2.0) sẽ tương tác và truyền dữ liệu được thông qua cổng mới của Macbook 12 inch. Tuy nhiên, sự khác biệt về hình dáng dây cáp sẽ cần tới các loại cáp chuyển để có thể kết nối với những thiết bị sử dụng đầu cắm USB, mini-USB và micro-USB hiện nay.
Mặc định, Apple chỉ bán máy kèm theo cáp sạc USB-C và bạn sẽ phải đầu tư mua thêm các loại cáp chuyển mà mình cần. Bên cạnh đó, một điều quan trọng là trong khi Apple đặt hai chuẩn này lại với nhau, thực tế USB 3.1 và USB-C không nhất thiết phải song hành. Thêm vào đó, do cổng USB-C có chân tín hiệu riêng cho dữ liệu của USB 2.0 truyền thống, hiển nhiên các nhà sản xuất OEM có thể sử dụng nó để kết nối các chuẩn cũ hơn – và chính Nokia N1 là điển hình.
Đáng chú ý hơn cả trên USB mới có lẽ chính là “Alternate Mode” – cho phép sử dụng kết nối và cáp USB-C để truyền dữ liệu không thuộc chuẩn USB. Đây là điều kiện lý tưởng để các hãng sản xuất tự bổ sung thêm các tính năng mà họ mong muốn. Một cáp chuẩn USB-C có bốn kênh dữ liệu trên 8 chấu giao tiếp. Những kênh này có thể chuyển tín hiệu USB 3.1DisplayPort hoặc các dữ liệu khác (Alternate Mode).
Như thế, trong tình huống thứ nhất nhà sản xuất có thể dành 2 kênh cho mỗi chuẩn – tương đương với việc cho phép bạn sử dụng màn hình và truyền dữ liệu USB 3.1 cùng lúc chỉ với một cáp. Với tình huống thứ hai, cả bốn kênh có thể tập trung cho DisplayPort và các chân tín hiệu USB 2.0 trong đầu jack USB-C có thể dùng cho các giao tiếp kiểu cũ – dù khá chậm những vẫn thừa đủ cho nhiều thiết bị như chuột, bàn phím, tay cầm chơi game, máy in…
 USB-C của Lacie được công bố ngay sau khi Macbook mới ra mắt.
Chưa có thiết bị ngoại vi USB 3.1 vào lúc này
Thực tế, các chip USB 3.1 hiện vẫn đang trong quá trình phát triển và thử nghiệm. Chính vì thế, nhanh nhất cũng phải vài tháng nữa các sản phẩm cuối mới có thể hiện diện. Thậm chí, nhiều ý kiến phân tích cũng cho rằng sẽ mất vài năm nữa, các loại USB Flash dựa trên chuẩn mới mới có thể hiện diện trên thị trường bởi thiếu linh kiện gốc – một vấn đề chính Thunderbolt cũng vướng phải.
Bản thân chủ tịch kiêm COO Jeff Ravencraft của USB-IF cũng phải công nhận: “Hiện chúng ta không có đủ nguồn cung cho nhu cầu”. Mới đây, Lacie đã trở thành nhà sản xuất đầu tiên ra mắt một ổ cứng với đầu cắm USB-C nhưng chuẩn giao tiếp cũng vẫn chỉ là USB 3.0 mà thôi. Trong khi đó, một số sản phẩm mẫu với cổng mới đã lộ diện trên CES hồi đầu năm, điển hình như máy bảng Android N1 của Nokia hay MTXT và bo mạch chủ MSI. Tuy nhiên, có lẽ phải tới cuối năm những sản phẩm này mới trở nên thông dụng hơn trên thị trường tiêu dùng.
Trong các thử nghiệm ban đầu, kết nối thực tế của USB 3.1 chưa đạt tới mức 10 Gbps lý thuyết – điều khiến Apple chọn ngưỡng ngang với USB 3.0 như đề cập ở trên. Tuy nhiên trong tương lai, khi bộ điều khiển và chip xử lý được cải thiện, tốc độ này sẽ tăng lên.
Thunderbolt sẽ vẫn được phát triển song song với USB 3.1 mới như một chuẩn cao cấp chuyên dụng.
Thunderbolt sẽ vẫn là kết nối cao cấp cho Mac
Vài năm trước đây, Apple đã đưa Thunderbolt từ chỗ vô danh trở thành chuẩn tốc độ cao “hạng sang” cho các máy tính Mac. Hiển nhiên, sự hiện diện của USB 3.1 không đồng nghĩa với sự ra đi của chuẩn này. Tại MWC vừa diễn ra, các quan chức của USB-IF cũng cho biết việc truyền giao tiếp của Thunderbolt trên kênh cáp đồng hoặc cáp quang của USB 3.1 là điều khả thi. Bản thân Intel cũng đang cân nhắc vấn đề này. Dĩ nhiên, những hạn chế là điều không tránh khỏi bởi hiện tại, Thunderbolt đã vận hành ở 20 Gbps – vẫn cao hơn nhiều so với USB 3.1. Một số thử nghiệm của USB-IF với hệ thống RAID-0 gồm 2 ổ SSD cho thấy băng thông đọc/ghi có thể lên tới 800MB/giây – tốt hơn rất nhiên so với phần lớn các ổ kết nối qua SATA III và ngang ngửa với các loại dùng chuẩn PCI-Express trực tiếp.
Tuy nhiên, nếu được phát triển theo lộ trình ổn định, Thunderbolt sẽ đạt tốc độ mới 40 Gbps trong thế hệ tiếp theo. Như thế, nó sẽ vẫn luôn dẫn trước USB và nằm ở nhóm giao tiếp dữ liệu cao cấp (tương tự như IEEE1394 trước đây) dành cho các nhu cầu chuyên dụng thay vì dân dụng thông thường.
Bạn sẽ cần thêm… hàng loạt các đầu chuyển, cáp…nếu muốn đảm bảo tính tương thích của USB-C trong giai đoạn đầu.
Người dùng sẽ cần hub cho thiết bị ngoại vi trên Macbook mới
Gần như chắc chắn mọi người dùng háo hức đến với USB-C trên Macbook 12 inch mới sẽ buộc phải mua thêm một loạt các đầu cắm, hub và nhiều phụ kiện khác. Và việc có thêm một chuẩn kết nối cần phải duy trì như thế này sẽ khiến các loại cáp, jack, đầu chuyển và phụ kiện di động của họ liên tục trong trạng thái hỗn loạn – ít nhất là vài ba năm tới.
Với chỉ một cổng duy nhất, trong trường hợp sạc, gần như bạn sẽ không thể cắm được gì khác vào mẫu máy này. Trong khi đó, Apple – với chiến thuật truyền thống – đang bán các loại cáp chuyển như USB-C sang USB với giá 19 USD, cáp kéo dài 29 USD, adapter nguồn USB-C giá 49 USD. Ngoài ra, hub chuyển USB-C Digital AV giá 79 USD cũng sẽ cho phép người dùng kết nối với màn hình HDMI (hỗ trợ 1080), các thiết bị USB 3.0 và dĩ nhiên là cùng lúc đó sạc luôn qua cáp USB-C. Như vậy mức đầu tư thêm có thể lên tới khoảng 100 USD, một khoản tiền không hề nhỏ.
Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng tìm mua các thiết bị chuyển đổi từ cổng USB Type-C ra các chuẩn kết nối khác như là:
Các bạn có thể tham khảo mua tại đây: http://www.catthanh.com/usb-c/
Thử nghiệm USB 3.1 của USB-IF với hệ thống RAID-0 2 ổ SSD.
Tốc độ kết nối USB sẽ còn nhanh hơn trong tương lai
Theo tổ chức phát triển USB (USB-IF), tốc độ của USB 3.1 hiện đã khá đủ cho nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, họ cũng đã hướng về những ngưỡng giới hạn cao hơn – điển hình như mức 20 Gbps thông qua cáp đồng (tức là tương đương với Thunderbolt 2). Thực tế, mức tốc độ mới cũng không phải là phù phiếm bởi khối lượng dữ liệu trong thế giới công nghệ hiện đại ngày càng tăng nhanh chóng mặt (điển hình là truyền tải các nội dung phim 4K).
Tuy nhiên, với USB-IF, có nhiều mục tiêu quan trọng hơn mà họ cần phải đạt được – những thứ chúng ta có thể thấy ngay trên Macbook mới và có thể sẽ sớm xuất hiện trên các dòng sản phẩm Windows khác như khả năng sạc MTXT qua USB-C, ứng dụng di động và nhiều món khác (như đồ gia dụng).
Theo các nhà phân tích, USB-C sẽ có mặt trên các thiết bị số công nghệ ngay trong nửa đầu năm 2015 trong khi với thiết bị gia dụng, người dùng sẽ còn phải chờ đợi lâu hơn thế.
Liệu USB-C và chuẩn 3.1 có đe dọa Lightning trong thời gian tới?
Sau Macbook 12 inch, USB-C sẽ đến với iPhone và iPad?
Một câu hỏi đặt ra là liệu USB 3.1 có là mối “đe doạ” tới kết nối Lightning đang là chuẩn mực trên các thiết bị di động cảu Apple hay không? Dù điều này sẽ do Apple quyết định trong tương lai nhưng thực tế USB 3.1 cũng có những lợi thế khá lớn khi ứng dụng trên thiết bị di động.
Điển hình có thể kể tới như khả năng hỗ trợ ba cấu hình MHL trong tương lai (Mobile HD Link) cho phép stream các nội dung hình ảnh 4K từ thiết bị di động sang TV (vốn cũng cần cổng HDMI đặc biệt hỗ trợ chuẩn MHL và cáp USB-C sang HDMI Type-A để kết nối). Như thế, nếu muốn áp dụng USB 3.1 lên iPhone hay iPad, Apple sẽ phải phát triển khả năng hỗ trợ MHL trên các dòng máy này – một điều chưa thể nói trước vào lúc này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét